Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé yêu

Ai cũng luôn mong muốn bé yêu của mình có được hàm răng chắc khỏe, trắng bóng và biết cách tự vệ sinh răng miệng.

Trong khi đó, cuộc sống bộn bề khiến chúng ta có ít thời gian dành cho bé yêu, đôi khi chưa quan tâm và chăm sóc đúng mức răng miệng cho bé.


Bệnh răng miệng- Bạn có biết?

80% vi khuẩn gây bệnh răng miệng không nằm trên răng, bàn chải đánh răng thường không thể làm sạch được những vùng khó tiếp cận trong khoang miệng.

Mặt khác, trẻ nhỏ thường chưa biết chải răng đúng cách, các bé hay ăn quà vặt, bánh kẹo, uống sữa hàng ngày (dễ tạo mảng bám), môi trường sống ô nhiễm,… sẽ dẫn tới sâu răng, mủn răng và các bệnh răng miệng, họng. Hầu hết các bậc cha mẹ lại chưa có thói quen kiểm tra tình trạng răng miệng của con; chỉ đến khi bé bị viêm lợi nặng, đau răng, chảy máu chân răng, sâu răng chúng ta mới đưa con đến Nha sỹ.

Chớ coi thường các biểu hiện lạ về răng miệng ở trẻ !!

Trẻ thường bị sâu răng, đốm màu sậm như cà phê gây đau nhức, khó nhai, sốt ; viêm lợi, đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu chân răng, hôi miệng… lâu dần có thể dẫn tới các biến chứng như: Viêm tủy răng, hoại tử, áp xe răng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ, chi phí điều trị bệnh răng miệng thường rất cao, khiến các bậc cha mẹ không ít lo lắng.

Cần làm gì để chăm sóc răng miệng cho trẻ?

Nhắc nhở bé hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm, giữ gìn vệ sinh ăn uống, hạn chế dùng đồ ngọt, đồ nóng, lạnh và nên kiểm tra định kỳ tình trạng răng miệng cho bé. Ngoài việc hướng dẫn trẻ đánh răng hàng ngày, các bậc cha mẹ nên kết hợp sử dụng nước súc miệng cho bé vì dung dịch nước súc miệng có thể vào sâu tận các khe răng, các vùng mà bàn chải đánh răng khó tiếp cận, giúp cuốn trôi mảng bám, làm sạch răng miệng hiệu quả!

Nước súc miệng nào an toàn cho bé?

Vấn đề an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu đối với các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ.

Nước muối chứa Natri chlorid có tác dụng sát khuẩn chống viêm tốt, an toàn, được sử dụng khá phổ biến để phòng ngừa một số bệnh răng miệng; nhưng chưa đủ để chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ nhỏ.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc răng miệng cho trẻ, công ty Traphaco – thương hiệu dược phẩm hàng đầu Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển và đưa ra thị trường nước súc miệng trẻ em T-B Kid  - sự kết hợp tối ưu 3 thành phần được các Nha sỹ tin dùng: Natri chlorid - sát khuẩn, Xylitol - ngừa sâu răng, Natri fluorid – giúp răng chắc khỏe. Với nước súc miệng T-B Kid, bé dễ dàng sử dụng để làm sạch cặn bám trên răng. Đặc biệt, bé được ngăn ngừa sâu răng, mủn răng và các bệnh răng, miệng, họng.

Nước súc miệng T-B Kid được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hương vị hấp dẫn, an toàn, không gây hại nếu bé lỡ nuốt. Các bậc cha mẹ nên tạo cho bé thói quen đánh răng kết hợp với sử dụng nước súc miệng hàng ngày để chăm sóc răng miệng hiệu quả.

Sản xuất bởi: Công ty cổ phần Traphaco, 75 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội. ĐT: (04) 38430076. Website: http://www.traphaco.com.vn

Nước súc miệng trẻ em T-B Kid hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.


Hẹp bao qui đầu

Xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Muốn xử trí tốt hiện tượng này trước hết phải tìm rõ nguyên nhân của nó.

Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng.

Trớ: hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Đây là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.

Các nguyên nhân

Nôn là triệu chứng của một số bệnh:

Ngoài triệu chứng nôn trẻ còn có các triệu chứng khác đặc trưng của từng bệnh, đây là những trường hợp nôn đột xuất không phải thường xuyên.

- Nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo: sốt, ho, khó thở.

- Nôn trong ỉa chảy cấp: ngoài nôn trẻ kèm theo tiêu chảy, mất nước.

- Nôn trong các bệnh não màng não, viêm màng não mủ, u não, áp xe não: ngoài nôn trẻ kèm theo các triệu chứng: co giật, sốt, hôn mê, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng).

- Nôn trong ngộ độc thức ăn: trẻ kèm theo đi ỉa, đau bụng, dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

- Nôn trong các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột: ngoài dấu hiệu nôn trẻ kèm theo cơn khóc thét do đau bụng, bụng chướng, bí trung, đại tiện, hoặc đi ngoài ra máu trong lồng ruột.

- Nôn do hẹp ruột bẩm sinh, phì đại môn vị hẹp thực quản: Nôn xuất hiện sớm trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh, hầu như bữa nào cũng nôn, nôn ngay sau khi ăn hoặc 1 vài giờ, cần được phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật.

Nôn thường xuyên:

Ngoài triệu chứng nôn trẻ không có các triệu chứng khác kèm theo thường do các nguyên nhân sau:

Sai lầm về ăn uống: Ăn quá nhiều, quá no; do trẻ nuốt quá nhiều không khí khi ngậm vú giả hoặc bú bình không nghiêng cho sữa ngập cổ bì; ăn xong đặt trẻ nằm ngay; do quấn tã bụng quá chặt; do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày.

Xử trí khi trẻ bị nôn

Nếu trẻ nôn đột xuất và kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải đưa ngay trẻ đi bệnh viện.

Nôn do sai lầm ăn uống:

- Không ép trẻ ăn quá no.

- Khi bú chai: cầm nghiêng chai sữa 450 cho sữa ngập hết cổ chai sữa.

- Không cho trẻ ngậm đầu vú giả.

Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:

- Sau khi ăn bế vác trẻ đứng thẳng 10 - 15 phút.

- Không quấn rốn quá chặt.

Dùng thuốc ức chế co thắt dạ dày:

- Cồn Benando: 1 - 3 giọt/ngày.

- Atropin dung dịch 1/1000: 2 giọt trước khi ăn.

- Gacdenan: 0,01g x 4 lần/ngày.

Cần theo dõi trọng lượng của trẻ nếu không tăng cân hoặc sụt cân cần đưa khám bác sĩ để kiểm tra lại chẩn đoán.

 ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

“Thủ phạm” trong nhà gây tổn thương phổi

1. Dung dịch tẩy trắng

Dung dịch tẩy trắng chứa clo hoặc amoniac được sử dụng để làm sạch sàn nhà, nhà tắm, v.v… có thể gây ảnh hưởng tới các tế bào phổi khi hít vào và thậm chí gây bệnh hen.

2. Thảm

Thảm, đặc biệt là thảm dầy, chứa nhiều vi khuẩn và các hạt bụi, vì vậy nếu không làm sạch chúng thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ rối loạn hô hấp và tổn thương phổi.

3. Đồ gỗ

Đồ gỗ nội thất cũ với nhiều hình khắc và chi tiết cũng có thể dính nhiều bụi và gây dị ứng, bệnh đường hô hấp và trong trường hợp nặng là tổn thương phổi.

4. Máy hút bụi

Bụi bẩn được tập hợp trong máy hút bụi cũng có thể xâm nhập vào đường hô hấp và gây tổn thương phổi trong khi bạn đang làm sạch nó.

5. Mốc

Mốc, thường phát triển trên tường, trong phòng tắm… chứa nhiều vi khuẩn có hại có thể dẫn tới dị ứng hô hấp gây tổn thương phổi và bệnh hen.

6. Thuốc trừ sâu

Nếu bạn sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu để loại trừ côn trùng thì bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vì các hóa chất trong thuốc trừ sâu có thể gây độc.

7. Sơn

Sơn có chứa hàm lượng cao các hóa chất độc hại và các chất sinh ung thư, vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với sơn mới quá thường xuyên, bạn có thể bị tổn thương phổi.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Viêm quanh cuống răng: Hệ quả của thói quen xấu

Viêm quanh cuống răng là tổn thương viêm của các thành phần mô quanh cuống răng. Ðây là bệnh lý nhiều người mắc phải gây ra đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Nếu không được điều trị đúng, tổn thương quanh cuống răng còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp khác.

Thói quen xấu là một trong những nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm quanh cuống răng trong đó phải kể đến nguyên nhân do sang chấn răng. Các sang chấn cấp tính là những sang chấn mạnh lên răng gây đứt các mạch máu ở cuống răng, sau đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn tới viêm quanh cuống và thường gây viêm quanh cuống cấp tính. Đối với nhiều người có thói quen xấu như: cắn chỉ, cắn đinh… lặp lại liên tục và có tật nghiến răng cũng có thể gây ra tổn thương viêm quanh cuống mạn tính. Các sang chấn nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ cũng gây viêm quanh cuống mạn tính.

Nhiễm khuẩn cũng dễ gây viêm quanh cuống răng. Đa số bệnh nhân bị sâu răng dẫn đến viêm tủy, tủy hoại tử gây biến chứng viêm quanh cuống răng. Quá trình viêm tủy do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu giải phóng hàng loạt các chất có độc tính vào mô quanh cuống, vi khuẩn từ mô quanh răng xâm nhập vùng cuống răng.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân sai sót trong điều trị răng miệng như: chất hàn thừa, chụp quá cao gây sang chấn khớp cắn, trong khi lấy tủy và làm sạch ống tủy đẩy chất bẩn ra vùng cuống gây bội nhiễm… cũng có thể gây viêm quanh cuống răng.

Viêm quanh cuống răng dễ dẫn đến áp-xe và hoại tử tủy.

Nhận biết cách nào?

Khi bệnh nhân bị viêm quanh cuống cấp có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao ≥ 38˚C, có dấu hiệu nhiễm khuẩn như môi khô, lưỡi bẩn, có thể có phản ứng hạch ở vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.

Người bệnh đau nhức răng: đau tự nhiên, liên tục dữ dội, lan lên nửa đầu, đau tăng khi nhai, uống thuốc giảm đau không đỡ, bệnh nhân có thể xác định rõ vị trí răng đau. Răng đau chạm trước khi cắn làm bệnh nhân không dám nhai. Thường thấy vùng da ngoài tương ứng răng tổn thương sưng nề, đỏ, không rõ ranh giới, ấn đau, có hạch tương ứng, ấn đau. Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu, khám thường thấy tổn thương do sâu chưa được hàn, hoặc răng đã được điều trị, hoặc những tổn thương khác không do sâu. Niêm mạc ngách lợi tương ứng vùng cuống răng sưng nề, đỏ, ấn đau, mô lỏng lẻo.

Biến chứng thường gặp

Những răng bị tổn thương vùng cuống răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể gây nhiều biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Biến chứng tại chỗ là áp-xe vùng xung quanh hoặc gây viêm hạch và vùng quanh hạch, viêm xương tủy. Biến chứng toàn thân là liên quan bệnh tim mạch, viêm thận, viêm khớp, gây đau nửa mặt giống như đau dây thần kinh V, ngoài ra có thể gây sốt kéo dài, rất khó chẩn đoán...

Cần điều trị sớm và dứt điểm

Điều trị viêm quanh cuống răng dựa theo nguyên tắc loại trừ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tủy. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Dẫn lưu tốt mô viêm vùng cuống. Hàn kín hệ thống ống tủy, tạo điều kiện cho mô cuống hồi phục. Chỉ định phẫu thuật cắt cuống răng nếu tiên lượng điều trị nội nha không có kết quả.

Lời khuyên của thầy thuốcTrong quá trình điều trị bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn cần thực hiện những ghi nhớ của bác sĩ: Tránh ăn những thức ăn quá cứng và dai. Chải răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, ít nhất 2 lần/ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và ăn tối. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có nồng độ thích hợp. Tránh uống nước ngọt, hút thuốc và rượu bia, các chất này không tốt cho răng miệng, đặc biệt là khi vừa điều trị các bệnh vùng cuống răng.

BS. Huy Thành

Chứng tiêu chảy ở trẻ em

Phòng bệnh lỵ ở trẻ em

(suckhoedoisong.vn) - Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột già và đoạn cuối ruột non. Khác với người lớn, lỵ ở trẻ em có diễn biến cấp tính và thường rất nặng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa hè và mùa mưa lũ. Bệnh có nguy cơ lây cao ở những vùng không được dùng nguồn nước sạch và ở trẻ em do chưa có ý thức về vệ sinh.

Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn shigella, có 4 chủng (Shigella dysenterias - nhóm A, S.flexneri - nhóm B, S.boydii - nhóm C, S.sonnei-nhóm D), vi khuẩn dài, hình que ngắn (nên gọi trực trùng), gram (-), không di động. Dễ nuôi trong môi trường thạch ở nhiệt độ 37 độ. Trực khuẩn lỵ có thể sống ở đất được vài tháng, ở ruồi nhặng 2 - 3 ngày, ở đồ chơi, đồ dùng, giường chiếu được vài ngày, ở sữa và chế phẩm của sữa còn có khả năng phát triển mạnh hơn.

 Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 bệnh nhân tử vong do lỵ trực khuẩn. 2/3 số trường hợp mắc và tử vong là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh hay gặp ở nơi đông người, vệ sinh kém: trung tâm nuôi dưỡng trẻ, trại mồ côi, vùng lũ lụt.

Lỵ dễ bị chết nếu phơi ở ánh nắng mặt trời, nếu đun sôi sẽ chết trong 10 phút. Vi khuẩn lỵ có khả năng sinh sôi và gây bệnh rất mạnh. Chỉ cần 10 - 100 trực khuẩn là có thể gây bệnh ở người.

Dễ lây lan thành dịch

Có 2 phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp. Lây trực tiếp là lây từ người bị bệnh sang người lành hoặc do tay bị nhiễm khuẩn. Những người có nguy cơ lây cao như không rửa tay sau khi đi ngoài, để móng tay dài, không rửa tay trước khi ăn . Yếu tố lây nhiễm qua trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước uống (hay tắm ao hồ nhiễm trực khuẩn), ruồi nhặng...

Trực khuẩn lỵ từ miệng qua dạ dày, tại đây một số bị diệt bởi dịch vị, số còn lại qua ruột non đến ruột già bám dính vào niêm mạc, xâm nhập qua niêm mạc và gây bệnh. Tất cả mọi người đều có tính cảm nhiễm với bệnh. Trẻ em nhất là trẻ suy dinh dưỡng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Những dấu hiệu của bệnh

Thời kỳ ủ bệnh từ 12 đến 96 giờ. Sau đó khởi phát thường đột ngột với các triệu chứng sau:

Nếu nhẹ, đau bụng từng cơn, buồn đi ngoài (lúc đầu phân lỏng về sau nhớt nhầy, mủ) 10 - 15 lần/ngày. Nặng thì có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn, mót rặn dữ dội. Trẻ khóc từng cơn khi đi ngoài, phân lỏng, đi nhiều lần, số lượng ít, phân có nhày, có khi phân toàn máu “như nước rửa thịt” hoặc màu “máu cá”. Có khi phân nhày như mủ và rất tanh.

 Trực khuẩn lỵ Shigella.

Có sốt, nhẹ thì 38 - 39oC, nặng thì 40 - 41oC, có khi sốt cao gây co giật. Biểu hiện khác: tăng urê huyết, hạ natri và đường huyết, bất thường ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tri giác, tư thế bất thường...). Ít phổ biến hơn có thể gặp viêm khớp phản ứng, đau nhức toàn thân, nước tiểu có albumin. Có thể có sốc, hôn mê (đặc biệt trong thể lỵ nhiễm độc do S. shigae).

Xét nghiệm có giá trị nhất để phát hiện trực khuẩn lỵ là cấy phân để xác định căn nguyên gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Soi phân tươi tìm hồng cầu và bạch cầu trong phân, định týp huyết thanh chỉ có giá trị nghiên cứu, đặc biệt trong mùa dịch. Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao. Các xét nghiệm khác đánh giá mức độ rối loạn nội môi: điện giải đồ, protit, ure, creatinin, khí máu.

Cần chú ý phân biệt với các bệnh tiêu chảy ở trẻ em như tiêu chảy do virut, do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, lỵ amip, E. coli và lồng ruột...

Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh hằng ngày

Phát hiện sớm và điều trị triệt để là biện pháp quan trọng tránh cho bệnh lây lan thành dịch hoặc trở thành ổ chứa mầm bệnh. Để phòng lỵ ở trẻ em, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ cần được chú trọng hàng đầu như: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cắt ngắn móng tay, không phóng uế bừa bãi; vệ sinh thức ăn, nước uống: ăn chín, uống sôi, bảo quản thức ăn tốt; cắt đường lây truyền trung gian gây bệnh (diệt ruồi, nhặng); nếu bị bệnh, cần được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và cần được cách ly 10 - 15 ngày.

Nếu bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch, cần báo ngay với cơ quan kiểm dịch tại địa phương.            

  BS.Nguyễn Thị Phương Anh

Phòng và trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.

 

Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân, có thể xuất hiện lẻ tẻ, đôi khi thành dịch. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Trẻ nào dễ mắc bệnh?

 

Tác nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do các virut như: virut hợp bào hô hấp (VRS), chiếm 30 - 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.

Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.

Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, chật chội, hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.

 Virut Respiratoire Syncytial (VRS) - virut hợp bào hô hấp gây viêm tiểu phế quản .

Dấu hiệu để nhận biết

Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3 - 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Cá biệt có một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn.

Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước u - Mỹ vì bệnh có khả năng trở thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản hằng năm. Ở Việt Nam, theo một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đây cũng là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, với một con số ước tính khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi - trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.

Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.

Điều trị và phòng bệnh

Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà: tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 Hình ảnh viêm tiểu phế quản xơ hóa tắc nghẽn trên phim chụp Xquang.

Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái... hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.

Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ bệnh khác. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp). Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.

Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

 BS. Nguyễn Duy Quang

Viêm cốt tủy do bạch cầu cấp ở trẻ em

Viêm cốt tủy hay viêm xương tủy là bệnh lý hệ xương từ đường máu do nhiều căn nguyên gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhỏ với diễn tiến gây hạn chế vận động hoặc tàn tật ở trẻ sau này. Cần lưu ý viêm cốt tủy có thể là dấu hiệu của bệnh về máu cần được chẩn đoán. 

Một trường hợp hiếm gặp

Bé gái 7 tuổi, ở TP.HCM, nhập viện vì sốt và đau vai bên trái. 5 ngày trước nhập viện, cháu sốt liên tục, kêu đau nhiều ở vùng vai bên trái đến nỗi không cử động được cả cánh tay. Khám bệnh thấy cháu có sốt dao động, vài hồng ban rải rác ở ngực và lưng. Khớp vai (T) đau khi cử động. Không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương ở các cơ quan khác. Hỏi kỹ bệnh mẹ cho biết 6 tuần trước đó cháu đã điều trị ở bệnh viện tư vì sốt và đau vai bên phải.

Viêm cốt tủy do bạch cầu cấp ở trẻ em 1
Cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bất thường

Chụp X-quang hệ xương và siêu âm không thấy tổn thương tại xương và khớp vai 2 bên. Chẩn đoán hình ảnh MRI mới phát hiện tình trạng viêm xương tủy xương bả vai (T) phần trên gai vai, có abces mỏng dưới màng xương, viêm khớp cùng vai (T). Kiểm tra MRI  sau 2 tuần xuất hiện thêm ổ tổn thương cốt tủy mặt sau đầu dưới xương đùi (P). Xét nghiệm máu giảm cả 3 dòng HCT 28,3%, BC 5.330/mm3, TC 123.000/mm3. Do vậy được làm tủy đồ. Kết quả ghi nhận cả 3 dòng tế bào tủy đều phát triển rất kém, tủy tràn ngập tế bào non dòng tân bào giúp chẩn đoán bệnh viêm cốt tủy tái phát trên trẻ bạch cầu cấp dòng lympho.

Bệnh thường gặp ở trẻ em nhỏ

Viêm cốt tủy là bệnh hay khởi phát ở trẻ dưới 5 tuổi, 2/3 các trường hợp gặp ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh 1/5.000 trẻ, sơ sinh mắc nhiều hơn (1/1.000), trẻ trai bệnh nhiều hơn trẻ gái (2/1).

Gây bệnh từ đường máu với cơ chế gây tổn thương tủy xương ở trẻ em bắt đầu trong thân xương. Tác nhân nhiễm trùng theo đường máu đi vào mạch máu ở xương, làm thuyên tắc động mạch nuôi gây ra thiếu máu và ngăn cản cơ chế phòng vệ đến được nơi này. Kém tưới máu màng ngoài xương gây hoại tử, tiêu xương. Quá trình viêm xảy ra ở mô liên kết giữa các mô kế cận. Sau nhiều ngày sẽ có tình trạng tràn dịch vô khuẩn do phản ứng xảy ra ở gần khớp. Không điều trị mô hạt sẽ mọc quanh xương chết, tách rời vỏ xương và hình thành mảnh xương chết. Xương mới mọc sẽ xuất hiện xung quanh xương chết tạo thành bao xương chứa các ống xoang giữa xương nên dễ bị gãy. Tổn thương hoại tử có thể lan rộng quanh thân xương, đến vùng xương tăng trưởng và vào cả khớp.

Vị trí ở các xương dài 

Khác với người lớn viêm cốt tủy thường xuất hiện ở xương sống hoặc xương chậu. Ở trẻ em tổn thương thường xảy ra ở các xương dài như xương đùi và xương chày (50%), kế là xương cánh tay (25%). Các xương dẹt ít bị bệnh hơn. Viêm cốt tủy cũng có thể xảy ra ở nhiều xương (10%) và có thể liên quan đến các khớp.

Dấu hiệu lâm sàng thay đổi theo tuổi. Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu sớm là biểu hiện giả liệt, đau khi cử động thụ động hoặc cả 2. Trẻ lớn hơn thường sốt, đau đến nỗi không thể hoặc không chịu đi đứng vì đau. Khớp liên quan thường ở tư thế hơi duỗi để giúp trẻ bệnh bớt đau và dễ chịu hơn. Da bị sưng, đỏ hoặc sờ căng là dấu hiệu tổn thương lan đến vỏ xương. Các triệu chứng khác có thể gặp ở trẻ như quấy khóc, nôn ói.

Chẩn đoán hình ảnh quan trọng

Những xét nghiệm sinh học cho kết quả thay đổi không đặc hiệu như thiếu máu trung bình, CRP tăng cao, VS tăng cao. Chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quyết định trong chẩn đoán. Chụp X-quang trong vòng 72 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng nhằm loại trừ những nguyên nhân khác như chấn thương, dị vật. So sánh 2 bên để tìm ra hình ảnh phù nề các mô ở sâu. Hình ảnh tiêu xương phát hiện chậm, sau 7 - 14 ngày. Chụp CT chỉ ra những bất thường ở xương và mô mềm, đặc biệt phát hiện được hơi trong mô mềm. Nhấp nháy đồ có thể phát hiện viêm cốt tủy trong vòng 24 - 48 giờ, nhằm khảo sát tòan bộ xương, có khả năng phát hiện nhiều ổ tổn thương. MRI được xem là xét nghiệm chuyên biệt có độ đặc hiệu cao giúp xác định abces và phân biệt nhiễm trùng ở xương và mô mềm. MRI còn cung cấp các chi tiết khá chính xác tình trạng tụ mủ dưới màng xương và cặn mủ trong tủy xương.

Diễn tiến tái đi tái lại

Bệnh viêm cốt tủy cấp có thể tiến triển âm ỉ thành mãn tính với diễn tiến bệnh kéo dài, có những giai đoạn im lặng nhưng tái diễn nhiều lần (<5%). Các biến chứng muộn có thể gặp là gãy xương bệnh lý. Điều trị muộn trẻ có thể bị ngắn xương và biến dạng.

Lưu ý nguyên nhân không do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân không do nhiễm khuẩn thường đề cập trong y văn là bệnh mô bào Langerhans, bướu xương, bệnh ác tính, hay bệnh tạo keo. Do bệnh về máu bạch cầu cấp hiếm gặp (dưới 2%). Nếu tổn xương chỉ ở một xương đặt ra vấn đề chẩn đoán khác biệt với bướu xương ác tính (bướu Ewing, neuroblastome). Tổn thương đa ổ tái phát mãn tính như trong trường hợp này cần lưu ý nguyên nhân không nhiễm khuẩn. Đây là trường hợp bệnh hiếm gặp gợi lại những đặc điểm lâm sàng, sinh học và hình ảnh chẩn đoán bệnh viêm cốt tủy do bạch cầu cấp ở trẻ em giúp các bác sĩ nhi khoa có sự lưu tâm để chẩn đoán sớm, giúp điều trị thích hợp sớm bệnh trẻ em.

BSCK2. NGUYỄN THỊ KIM THOA


Mức selen trong máu thấp làm tăng nguy cơ ung thư gan

Giáo sư Lutz Schomburg và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của khoảng 477.000 người trưởng thành trong cuộc điều tra về ung thư và dinh dưỡng của châu u. Nghiên cứu xác định có 121 bệnh nhân ung thư gan, 100 bệnh nhân ung thư túi mật và đường mật, 40 bệnh nhân ung thư ống mật trong gan. Tất cả các bệnh nhân đã phát triển các loại ung thư trong hơn 10 năm theo dõi. Các nhà khoa học đã thu thập mẫu máu của các bệnh nhân ung thư để đánh giá mức độ selen trong máu so với những người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy, 1/3 những người có nồng độ selen thấp nhất có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp từ 5-10 lần. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên hàm lượng selen hàng ngày của người lớn là 100microgam đối với nam, 70microgam đối với nữ, trẻ em là 10-15microgam/ngày. Selen có nhiều trong các loại thực phẩm như lúa mỳ, ngô, bắp cải, đậu hà lan, cà rốt, củ cải, cà chua, tỏi đặc biệt là trong các loại cá.

H.Minh

((Theo Health, 9/2016))

Những loại đau đầu ít gặp nhưng không kém phần nguy hiểm

Đau đầu do gắng sức

Loại đau đầu này xuất hiện trong vòng vài phút sau những nỗ lực thể chất, bao gồm tập luyện, quan hệ tình dục, hắt hơi, cười, thậm chí là đi đại tiện.

Khi bạn gắng sức do thực hiện một số hoạt động, áp lực dịch não tủy trong đầu tăng trong một thời gian ngắn. Áp lực này dẫn tới đau, nhưng may mắn là không đáng lo ngại và sẽ hết trong vòng vài phút (hoặc có thể tới 1 giờ)

Trong những trường hợp hiếm, có thể là một rối loạn mạch máu gây đau, vì vậy nếu đau đầu nghiêm trọng đột ngột, bạn cần đi khám bác sĩ.

Đau đầu do cao huyết áp

Đây là loại đau đầu liên quan đến huyết áp, thường xảy ra khi huyết áp tăng cao 200/110 hoặc cao hơn. Khi huyết áp tăng rất cao, mạch máu có thể hạn chế lưu thống máu tới não. Đau đầu do tăng huyết áp có thể cảm thấy giống như đau đầu khi đeo băng-đô, cơn đau thường rất tồi tệ vào buổi sáng, cải thiện hơn trong ngày.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Nguyên nhân của chứng đau đầu kinh khủng này vẫn chưa được biết đến nhưng tình trạng là cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh có liên quan đến viêm và phần lớn xảy ra ở những người trên 60 tuổi, người bệnh thường cũng cảm thấy đau xung quanh khu vực tai khi nhai. Khoảng 1/3 những người bị viêm động mạch tế bào khổng lồ sẽ bị mù, vì vậy, đây là tình trạng cần được chẩn đoán sớm. Các bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị với steroid càng sớm càng tốt để phòng ngừa mù và cải thiện đau.

Đau dây thần kinh tam thoa

Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị tình trạng đau này ở thái dương và xung quanh hàm. Cơn đau buốt giống như sốc điện, người bị tình trạng này có thể bị vài đợt sốc mỗi ngày, có thể do động mạch chèn lên dây thần kinh. Theo Hội Đau đầu quốc gia Mỹ, thuốc làm giãn cơ có thể giúp ích nhưng nếu bệnh nhân bị những triệu chứng này dưới 55 tuổi, đó có thể là do bệnh thần kinh, như bệnh xơ cứng rải rác.

BS Cẩm Tú

(Theo Prevention)